Chứng nhận Halal – Cơ hội thâm nhập thị trường Hồi giáo

Các nước Hồi giáo là một trong những thị trường còn đang bỏ ngỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Để xuất sang thị trường này, doanh nghiệp cần lưu ý chứng nhận Halal.

Halal có thể hiểu là những quy định được phép theo Luật Hồi giáo. Sản phẩm Halal gồm nhóm thực phẩm và phi thực phẩm, thị và gia cầm, các sản phẩm không phải là thịt, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và y tế.

Dân số Hồi giáo hiện khoảng 1,8 tỷ người trên 112 quốc gia, chiếm 25% dân số thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số hồi giáo khoảng 2,9%/năm thì số lượng tín đồ Hồi giáo trên thế giới sẽ chiếm khoảng 30% dân số thế giới vào năm 2025. Đây là con số khá ấn tượng đối với ngành công nghiệp Halal thế giới.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Hồi giáo, trước hết cần hợp tác với các nước đông dân Hồi giáo như Malaysia, Indonesia hoặc cần đạt được chứng nhận Halal được công nhận.

Theo thống kê, thị trường thực phẩm Halal năm 2010 đạt 8,6 tỷ USD. Với tỷ lệ dân số đạo Hồi chiếm khoảng 68% và là nước nhập khẩu lương thực, tiềm năng thị trường Malayssia là rất lớn. Ngoài nhập khẩu để tiêu dùng trong nước, Malaysia còn nhập khẩu để tiếp tục gia tăng trị giá để xuất khẩu.

Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở Malaysia tương đối lớn, khoảng hơn 60 kg/người/năm. Hàng năm, Malaysia nhập khẩu trên 300.000 tấn hải sản các loại. Hơn nữa, các sản phẩm mang thương hiệu Halal của Malaysia được chấp nhận rộng rãi trên csac thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu và Australia bên cạnh các thị trường Hồi giáo truyền thống khu vực châu Á.

Bên chỗ mình tổ chức đào tạo quy trình chế biến sản phẩm nông nghiệp hướng tới đạt chứng chỉ HALAL, do trực tiếp chuyên gia Malaysia đứng lớp.

Các nhà sản xuất, chế biến nông sản trang bị kiến thức & chứng chỉ HALAL để hướng đến xuất khẩu sang thị trường cực kỳ tiềm năng này nhé.

Nguồn: Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *